Sự thật thông tin cụ Rùa Hồ Gươm bao nhiêu tuổi?

Rùa Hồ Gươm được coi là báu vật của Hà Nội bởi hình ảnh Rùa vàng như một minh chứng cho truyền thuyết trả gươm từ 700 năm trước của vua Lê Lợi. Vậy bạn có biết hiện nay cụ Rùa Hồ Gươm bao nhiêu tuổi không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của thehwp.org để được giải đáp nhé!

I. Lai lịch cụ Rùa Hồ Gươm

Rùa Hồ Gươm có tên khoa học là Rafetus swinhoei
  • Hiện nay, tên khoa học của Rùa vàng Hồ Gươm vẫn chưa được xác định 100%, vì một số người cho rằng Rùa Hồ Gươm có tên khoa học là Rafetus swinhoei, cùng loài với Rùa Đồng Mô và hai con ở Trung Quốc. Một số nhà khoa học ở nước ta cho rằng đó là một loài hoàn toàn mới Rafetus leloii, tức là rùa mai mềm nước ngọt khổng lồ.
  • Theo Wikipedia, cụ Rùa Hồ Gươm thuộc loài rùa mai mềm khổng lồ sống ở vùng nước ngọt. Tuy nhiên, cũng có một số quan điểm cho rằng cụ Rùa sống dưới Hồ Gươm cùng loại với rùa Thượng Hải. Thế nhưng, qua những nghiên cứu thì đây là một loài rùa hoàn toàn mới.
  • Qua các mẫu vật thu được cho thấy Rùa Hồ Gươm giống với một số con rùa được phát hiện ở Thanh Hóa, Hòa Bình. Đặc biệt, rùa Hồ Gươm đang có nguy cơ tuyệt chủng đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam.
  • Mặc dù nhiều tài liệu mô tả Rùa hồ Gươm là rafetus swinhoei đã được các nhà khoa học quốc tế công nhận. Tuy nhiên, vẫn không loại trừ khả năng xảy ra khác nên vẫn chưa có câu trả lời hoàn toàn thuyết phục về nguồn gốc của Rùa vàng Hồ Gươm.

II. Cụ Rùa Hồ Gươm bao nhiêu tuổi?

  • Theo truyền thuyết và một số người kể lại, rùa vàng ở hồ Gươm được vua Lê Lai thả vào hồ. Vậy, cụ rùa đã sống trong hồ 700 năm?
  • Không có sự đồng thuận giữa các nhà khoa học về vấn đề này, vì dù được ghi nhận là một sinh vật sống lâu, có thể lên tới 300 năm tuổi. Nhưng ngay cả như vậy, 700 năm vẫn là một chặng đường dài.
  • Tuy nhiên, theo tiến sĩ Bùi Quang Tề, người đã tham gia chữa trị cho cụ rùa cuối cùng ở hồ Hoàn Kiếm cho biết: “Tôi ước tính cá thể này có thể hơn 200 tuổi, trong khi đó rùa sống lâu nhất thế giới là khoảng 200 tuổi”.
  • Như vậy, cụ rùa cuối cùng của Hồ Gươm khoảng 200 tuổi, mặc dù có kích thước khá tương đồng với cá thể đã chết năm 1967 nhưng không có nghiên cứu chứng minh cá thể nào có tuổi nhiều hơn.

III. Tiêu bản cụ Rùa trong đền Ngọc Sơn

Trong đền Ngọc Sơn có 2 tiêu bản rùa Hồ Gươm
  • Hiện nay, trong đền Ngọc Sơn có 2 tiêu bản rùa Hồ Gươm được đặt trong tủ kính trưng bày – cá thể chết năm 2016 được làm tiêu bản bằng phương pháp nhựa hóa được lựa chọn bởi nó giúp bảo quản nguyên mẫu vật từ hình thái, màu sắc đến cả những phần khó như mắt, diềm mai. Phương pháp này cũng giúp giữ nguyên vẹn mẫu vật sát thực với mẫu sống, không để lại mùi và có độ bền theo thời gian.
  • Sau khi hoàn thành, mẫu Rùa Hồ Gươm có kích thước dài hơn 2m và rộng 1.1m
  • Với cá thể chết năm 1967 có kích thước khổng lồ dài 2.1m, bề rộng của mai là 1.2m được các chuyên gia Đức hỗ trợ làm tiêu bản. Song nửa thế kỷ đã bị hư hại và trải qua đợt trùng tu năm 2010.

IV. Một số lần cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên mặt hồ

Các lần cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên
  • 2010: Cụ Rùa nổi tới 124 lần. Trong đó có hai lần đúng dịp Quốc Khánh và khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
  • 2011: Cụ Rùa bất thường nổi lên nhiều lần với nhiều vết thương. Lúc đó, cụ có cân nặng 169kg, chiều dài của mai là 1,3m . Vào thời điểm đó, nhiều ban ngành cùng chung tay và đã hoàn thành chữa trị bệnh cho “Cụ” sau 3 tháng. Đó cũng là lần đầu tiên Việt Nam tiến hành việc lai dắt rùa và đã thành công.
  • 2012: Châu Âu muốn làm phim Cụ Rùa.
  • 2013: “Cụ” nổi đúng ngày tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Quảng Bình (13/10).
  • 2014: Cụ Rùa khỏe mạnh, mai nhẵn bóng.

Như vậy không chỉ là nhân chứng sống của lịch sử Hồ Gươm, cụ rùa còn rất linh thiêng, thân thuộc với người dân thủ đô trong các ngày đáng nhớ của dân tộc.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi cụ Rùa Hồ Gươm bao nhiêu tuổi? Cụ Rùa Hồ Gươm chính là niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Đừng quên thường xuyên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết mới nhất nhé!