Tiêu hóa là gì? Chức năng của hệ tiêu hóa với cơ thể

Hệ thống tiêu hóa giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn thành những chất dinh dưỡng, và cơ thể sẽ sử dụng chất dinh dưỡng này để phát triển, sản xuất năng lượng. Vậy tiêu hóa là gì, có chức năng như thế nào và hoạt động ra sao? Hãy cùng thehwp.org tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây nhé.

I. Tiêu hóa là gì?

Tiêu hóa là quá trình cơ thể phân thủy thức ăn thành chất dinh dưỡng
Tiêu hóa là quá trình phân hủy thức ăn thành các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể theo cơ chế nạp thức ăn – nghiền nát – chuyển hóa chất dinh dưỡng – đào thải ra bên ngoài cơ thể.
Hình thức trao đổi chất này được chia thành 2 giai đoạn là tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
Tiêu hóa cơ học đề cập đến sự phá vỡ thức ăn thành những miếng nhỏ và sau đó được enzym tiêu hóa phân giải.
Tiêu hóa hóa học, enzym phá vỡ cấu trúc của thức ăn thành những phân tử nhỏ để cơ thể hấp thu tốt hơn.
Có thể thấy hệ tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người. Cơ quan này thực hiện nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất cho toàn bộ cơ thể và đào thải chất cặn bã ra bên ngoài.

II. Cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa

Mỗi cơ quan trong cơ thể chúng ta đều có chức năng và cách vận hành không giống nhau. Vì thế, để hiểu rõ tiêu hóa là gì, dưới đây chính là cách làm việc của từng bộ phận trong hệ tiêu hóa.

1. Enzym tiêu hóa

Enzym là chất xúc tác sinh học giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng. Chúng sẽ được tiết ra để giúp tiêu hóa tinh bột và phân giải thức ăn thành những dạng mà cơ thể có hấp thu được tốt nhất.

2. Tiêu hóa thức ăn ở miệng

Thức ăn sẽ được nghiền nát ở miệng sau đó được chuyển xuống thực quản
Sau khi thức ăn được đưa vào miệng và nghiền nát thành những mảnh nhỏ thì lưỡi sẽ giúp đảo thức ăn để răng cắn, xét, nghiền nát thức ăn chỉ trong vài giây.
Lúc này, tuyến nước bọt được tiết ra để trộn thức ăn và bắt đầu giai đoạn tiêu hóa hóa học cho đến khi thức ăn được nén lại thành từng viên rồi mới chuyển sang quá trình nuốt.

3. Quá trình nuốt

Khi thức ăn được nén lại thành từng viên và đưa vào cổ họng thì quá trình nuốt sẽ diễn ra tự động và chúng ta không thể dừng lại được. Lúc này thanh quản sẽ được đẩy lên và song song với đó là một lá sụn có nhiệm vụ che chắn không cho thức ăn rơi vào khí quản.
Nhưng sau khi thức ăn đã đến thực quản thì các cơ sẽ co giãn và tạo thành chuyển động dạng sóng giúp thức ăn có thể đi sâu xuống dưới.

4. Tiêu hóa thức ăn ở dạ dày

Hoạt động của dạ dày tập trung vào việc co bóp thức ăn, sau đó tiếp tục nghiền nát nhờ dịch vị được tiết ra. Tiếp đến, chúng sẽ chuyển hóa protein thành axit amin có chức năng nuôi dưỡng các cơ quan của cơ thể.
Các thao tác này khi kết hợp sẽ hòa loãng thức ăn, đảo trộn thức ăn thấm đều dịch vị. Nhớ đó mà hạn chế được những biến chứng nguy hiểm cho dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày…

5. Tiêu hóa thức ăn ở ruột non

Tiêu hóa là quá trình phức tạp vơi sự tham gia của nhiều cơ quan, bộ phận của cơ thể
Khi các dưỡng chất từ dạ dày đi đến ruột non có chứa protein và tinh bột thì phải mất từ 3-6 tiếng để tiêu hóa được một phần. Sau đó thức ăn sẽ được đẩy xuống cuối ruột non.
Lúc này, các tế bào niêm mạc ở tá tràng cũng bị kích thích và tiết ra hormon kích thích tuyến tụy sản xuất ra dịch và gan sản xuất ra mật. Dịch và mật sẽ tham gia vào quá trình phân giải protein và các chất khác cùng với dịch ở ruột non.
Nước và thức ăn sẽ được hấp thụ theo tỷ lệ thuận chiều dài của ruột non. Tinh bột, chất béo, protein và vitamin sẽ được hấp thụ ở hỗng tràng. Tất cả chất dinh dưỡng sau khi được hấp thụ sẽ đi qua nhung mao để đến với mao mạch và mạch bạch huyết.
Khi thức ăn đi đến đoạn cuối của ruột non thì chúng chỉ còn lại chút nước. Còn những loại thức ăn không tiêu hóa được và vi khuẩn sẽ được chuyển xuống ruột già.

6. Tiêu hóa thức ăn ở ruột già

Tại ruột già, các enzym không được sản xuất ra nữa mà vi khuẩn sẽ được nuôi dưỡng bằng thức ăn thừa. Chúng sẽ tạo ra vitamin K và một số vitamin B, sau đó hấp thụ qua thành ruột để đi vào máu.
Nhu động ruột khi co bóp sẽ giúp chất cặn bã được né từ đại tràng vào trong trực tràng. Một khi trực tràng căng sẽ kích thích phản xạ đi ra ngoài thông qua hậu môn.
Có thể thấy, tiêu hóa là quá trình phức tạp với sự tham gia của nhiều cơ quan trong cơ thể. Bất cứ một cơ quan nào xảy ra vấn đề thì quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể cũng bị ảnh hưởng theo.

III. Những điều cần lưu ý để hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Như đã đề cập khi giải thích khái niệm tiêu hóa là gì, khi các cơ quan của hệ tiêu hóa hoạt động không tốt thì bạn có thể gặp phải một số tình trạng như táo bón, suy dinh dưỡng, thiếu dưỡng chất… Với những rối loạn không phải là bệnh lý thì bạn có thể tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa bằng thực phẩm.

1. Uống đủ nước

Nên bổ sung nước và các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng táo bón chính là việc thiếu nước. Theo các báo cáo về sức khỏe, cơ thể con người cần khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày, bạn cần uống nhiều nước hơn khi tập thể dục, làm việc quá sức hoặc sống trong điều kiện nhiệt độ nắng nóng.
Bên cạnh nước lọc thì bạn cũng có thể bổ sung trái cây, rau củ chứa nhiều nước như cần tây, dưa, dâu…

2. Chất béo tốt

Để hệ tiêu hóa khỏe mạnh bạn cũng cần bổ sung thêm chất béo, tuy nhiên ưu tiên những chất béo tốt để quá trình hấp thu dinh dưỡng đạt hiệu quả như các loại cá béo, quả óc chó, hạt lanh…

3. Cung cấp chất xơ

Chất xơ là một trong những dưỡng chất rất cần thiết cho hệ tiêu hóa. Theo nghiên cứu, chất xơ hòa tan có nhiều trong yến mạch, các loại đậu, trái cây… Hấp thu nhiều chất xơ giúp tăng lợi khuẩn đường ruột, hệ tiêu hóa và ngăn chặn việc hấp thu đường, cholesterol vào máu.
Chất xơ không hòa tan có nhiều trong đậu, ngũ cốc, bột mì nguyên cám… Là chất xơ không hòa tan trong nước nên cơ thể không thể phân hủy và hấp thu song sẽ thúc đẩy quá trình đào thải cặn bã của hệ tiêu hóa.
Tóm lại, hệ tiêu hóa bao gồm nhiều cơ quan khác nhau nhưng chúng lại phối hợp rất nhịp nhàng trong việc chuyển hóa thức ăn thành dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu được tiêu hóa là gì. Qua đó hình thành thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe cũng như thệ tiêu hóa.