1/4 là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa

Mặc dù không phải là ngày nghỉ lễ chính trong năm nhưng 1/4 lại là sự kiện đặc biệt tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, ngày này cũng được giới trẻ hưởng ứng rất nhiệt liệt. Vậy 1/4 là ngày gì, tại sao lại phổ biến như vậy? Cùng thehwp.org chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

I. Ngày 1/4 là ngày gì?

1/4 là ngày Cá tháng Tư
1/4 còn được gọi với cái tên khác là ngày nói dối, cá tháng tư và có tên tiếng Anh là April Fool’s day. Đây là ngày mà mọi người được phép nói dối để đánh lừa người khác nhằm mang lại sự vui vẻ mà không phải chịu những lời chỉ trích, trách mắng nào.
Dù đây không phải ngày nghỉ lễ chính thức những vần là phong tục truyền thống của nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Pháp, Ireland, Ấn Độ, Romania… Hàng năm vào đúng ngày 1/4, mọi người sẽ tung các tin đồn, lời nói dối, nói đùa vô hại với nhiều chủ đề khác nhau nhằm trêu chọc người khác.

II. Nguồn gốc, ý nghĩa ra đời của ngày 1/4

Có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc của ngày Cá tháng Tư
Tuy nhiều người biết 1/4 là ngày gì thế nhưng nguồn gốc của ngày này từ đâu thì vẫn luôn là ẩn số và mỗi quốc gia lại có những quan điểm khác nhau. Theo nhiều luồng thông tin, ngày Nói dối được cho là nguồn gốc từ nước Pháp.
Vào thế kỷ 16, mùa lễ hội hàng năm tại Pháp sẽ bắt đầu từ tháng Tư. Thời gian này, năm mới cũng được tính bắt đầu từ ngày 1/4 vì ngày này được cho là ngày đầu tiên của mùa xuân. Thế nhưng, đến năm 1582, hoàng đế Charles IX đã ra lệnh ngày 1/1 mới là ngày đầu tiên của năm mới.
Tuy nhiên, do phương tiện liên lạc, trao đổi thông tin thời đó còn lạc hậu, con người chủ yếu truyền tin bằng cách chạy bộ nên không phải người dân Pháp nào cũng biết thông báo này.
Những người khác tuy biết nhưng họ vẫn không chấp nhận lịch mới và tiếp tục đón năm mới vào ngày 1/4. Sự ngoan cố này đã bị quy thành trò cười cho thiên hạ. Người Pháp sễ gọi những người bị lừa trong ngày này là “con cá tháng Tư”. Và chính vì thế ngày cá tháng Tư ra đời.
Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến cho rằng ngày Nói dối bắt nguồn từ cuốn “những câu chuyện cổ tích” của nhà văn Geoffrey Chaucer từ năm 1392.

Trong câu chuyện đó, có tình tiết về chơi chữ nên khiến độc giả bị nhầm lẫn. Tác giả ý muốn nói 32 ngày sau tháng 3 nhưng độc giả khi đọc lại hiểu nhầm thành ngày 32 tháng 3 hoặc ngày 1/4. Vì thế, ngày 1/4 đã trở thành ngày để người dân nói những câu nói dối vô hại.

Ngày 1/4 mọi người sẽ nói dối một cách vui vẻ mà không sợ bị khiển trách
Ngoài ra, ngày Nói dối cũng có nguồn gốc khác, lần đầu tiên được đề cập đến bởi nhà thơ d’Amaral. Được biết, nguyên nhân khiến nhà thơ này gọi Cá tháng Tư bởi vì tháng Tư được xem là tháng của cung hoàng đạo Song Ngư với biểu tượng là 2 con cá.
Hơn nữa, tháng Tư cũng là thời điểm mà những loài cá sinh sống ở vùng khí hậu ôn hòa dễ bị đánh bắt. Vì thế mà Cá tháng Tư được hiểu là sự khù khờ.
Cùng với thời gian đó, những trò đùa vào ngày 1/4 lan dần từ Pháp sang Anh, đến Scotland. Sau đó, người Pháp và Anh đã đưa tục lệ nói dối này sang các nước thuộc địa ở Bắc Mỹ. Từ đó, ngày Cá tháng Tư đã trở thành một lễ hội được nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận.
Vậy 1/4 là ngày gì? Ngày Nói dối (1/4) mang ý nghĩa tốt đẹp với những câu nói dối vô hại giúp mọi người vui vẻ. Những lời nói dối này được nói ra thoải mái miễn là không gây tác hại xấu hay đi quá xe khiến cho người khác thấy khó chịu. Bên cạnh việc mang đến tiếng cười thì đối với mỗi quốc gia ngày này còn có ý nghĩa khác nhau.

III. Ý nghĩa ngày cá tháng tư ở một số quốc gia

Giới trẻ Việt đang dần biến ngày 1/4 là ngày tỏ tình
  • Mexico: ngày nói dối tại đất nước này là ngày 28/12 chứ không phải 1/4 như các quốc gia khác. Bởi 28/12 được xem là ngày buồn nhất của Mexico. Và để quên đi những ký ức đau buồn của ngày này thì Mexico đã chọn ngày 28/12 là ngày nói dối, những trò đùa sẽ mang tính chất nhẹ nhàng.
  • Anh: ngày nói dối tại đất nước này có tên gọi khác là “April Fool” với ý nghĩa là kẻ ngốc. Trong văn hóa của xứ sở sương mù thì ngày nói dối sẽ kết thúc vào buổi trưa. Và nếu một người nói dối sau buổi trưa sẽ được xem là kẻ ngốc.
  • Việt Nam: ngày Cá tháng Tư du nhập vào nước ta từ rất sớm. Tuy nhiên, giới trẻ Việt lại gọi đây là ngày Nói dối. Vì thế mà vào ngày này, nhiều người đã mượn cớ để tỏ tình, nói lời yêu thương đến người mình thích. Và nếu có bị từ chối thì sẽ nói đùa rằng đây chỉ là ngày Nói dối mà thôi.
  • Scotland: quốc gia này có đến 2 ngày Cá tháng Tư, vào ngày này người dân ở đây sẽ nghĩ ra những trò trêu ghẹo ở phần lưng của người khác. Những nạn nhân của ngày cá tháng Tư sẽ bị gọi là kẻ ngốc.

IV. Những mẹo giúp bạn không bị lừa ngày Cá tháng Tư

1/4 là ngày gì
Bạn hãy thoải mái đón nhận những lời nói dối vào ngày 1/4 nhé
Sau khi biết được 1/4 là ngày gì và để bản thân không bị mắc lừa, bạn hãy chú ý một số mẹo sau đây:
  • Đừng bao giờ quên ngày 1/4 là ngày Nói dối: Bạn có thể không nhớ sinh nhật của người bạn nào đó nhưng đừng bao giờ quên ý nghĩa của ngày Cá tháng Tư. Vì thế, hãy ghi nhớ ngày này dưới dạng báo thứ để không bị mắc lừa nhé.
  • Đi lừa trước: thay vì để bản thân trở thành “cá” thì bạn hãy tự mình ra tay lừa bạn bè của mình trước. Điều này như lời cảnh báo đến họ rằng “Mình sẽ không dễ bị lừa đâu”. Và đương nhiên, họ sẽ từ bỏ ý định lừa người đang rất tỉnh như bạn đấy.
  • Bế quan tỏa cảng: nếu bạn không thích việc mình lừa trong ngày 1/4 thì hãy ở nhà, tắt tất cả phương tiện liên lạc với bạn bè thử xem nhé.
  • Sống chung với lũ: 1/4 vốn là ngày nói dối vui vẻ, vì thế bạn hãy vô tư đón nhận nó và nếu có bị lừa thì cũng nên cười thật tươi bởi chẳng có gì phải buồn cả, đúng không nào.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc 1/4 là ngày gì, cũng như nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Nói dối. Mong rằng bài viết này đã mang đến những thông tin thú vị và bạn cũng có thêm những trò đùa hài hước để có thể trêu chọc mọi người và ngày này.