Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wp-pagenavi domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/thehwpoySrT/thehwp.org/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rocket domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/thehwpoySrT/thehwp.org/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114
Xúc giác là gì? Có vai trò như thế nào?

Xúc giác là gì? Có vai trò như thế nào?

Con người có thể cảm nhận được thế giới xung quanh là nhờ vào 5 giác quan khác nhau, đó là thị giác, vị giác, thính giác, khứu giác và xúc giác. Trong đó xúc giác là giác quan có vai trò quan trọng, giúp bạn nhận biết và khám phá được mọi điều trong cuộc sống. Vậy xúc giác là gì, cùng thehwp.org tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

I. Xúc giác là gì?

Xúc giác chính là giác quan cảm nhận của da
Xúc giác hiểu đơn giản là những cảm giác mà chúng ta cảm nhận được qua việc đụng chạm bằng da. Trong đó, da môi và phần lòng bàn chân là bộ phận nhạy cảm nhất khi có vật gì đó chạm nhẹ vào.
Đồng thời, trong 5 giác quan thì xúc giác là giác quan có sự phát triển đầu tiên của con người và được cảm nhận bằng toàn bộ cơ thể. Từ việc tiếp xúc qua da, các dây thần kinh sẽ gửi tín hiệu đến não bộ và hình thành những phản ứng khi có bất cứ thứ gì chạm vào da của chúng ta.
Với xúc giác thì con người có thể cảm nhận được mọi thứ chạm vào da của mình, đồng thời cũng cảm nhận được nhiệt độ của đồ vật đó. Những tín hiệu mà xúc giác có thể mang lại qua việc tiếp xúc với da là tức giận, buồn bã, vui vẻ, nguy hiểm… Đôi khi không cần phải nói mà chỉ cần cái chạm nhẹ là bạn có thể hiểu được cảm xúc của đối phương hoặc đoán được đó là đồ vật gì.

II. Vai trò của xúc giác

Xúc giác
Xúc giác giúp chúng ta cảm nhận được trạng thái của mọi vật xung quanh
Phải nói, xúc giác là giác quan giúp chúng ta cảm nhận được những kích thích qua da thông qua hoạt động cầm, nắm, sờ… Vậy vai trò của xúc giác là gì?
Xúc giác ở người khỏe mạnh sẽ cảm nhận được mọi cấu tạo, trạng thái của độ vật như cứng, mềm, nóng, lạnh, nặng, nhẹ… Từ đó có thể khẳng định được các cơ quan não bộ của con người vẫn hoạt động, phát triển bình thường.
Nếu như không cảm nhận được đồ vật qua xúc giác thì có thể bạn đang mắc chứng rối loạn xúc giác.
Phải nói rằng, bên cạnh những giác quan khác thì xúc giác đóng vai trò rất quan trọng. Giác quan này giúp chúng ta cảm nhận được mọi vật trong cuộc sống, cùng với các giác quan khác thì cuộc sống sẽ tốt đẹp, trọn vẹn hơn. Xúc giác không chỉ có ở con người mà ở động vật cũng có giác quan này giống với con người.

III. Sự phát triển của xúc giác như thế nào?

Xúc giác của con người phát triển ngay từ khi nằm trong bụng mẹ. Khi trẻ sinh ra thì xúc giác sẽ giúp bé cảm nhận được mọi vật xung quanh, nhờ đó mà trẻ cảm nhận được tình yêu của bố mẹ thông qua sờ, nắm, ôm… Để hiểu rõ xúc giác là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những giai đoạn phát triển xúc giác như sau:

1. Giai đoạn trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có làn da rất nhạy cảm, đặc biệt là vùng bụng, miệng, má, lòng bàn chân… Khi mới chào đời, việc tiếp xúc da kề da là điều rất quan trọng nhằm gắn kết tình cảm giữa mẹ và trẻ. Lúc này, trẻ sẽ có cảm giác được mẹ che chở và phản ứng bằng cách chạm vào cằm của người mẹ.
Khi bạn vuốt lòng bàn tay của trẻ thì trẻ sẽ phản ứng lại bằng cách nắm chặt bàn tay của ban hơn. Tương tự, khi chúng ta đặt bất kỳ đồ vật nào vào lòng bàn tay của trẻ thì trẻ sẽ nắm chặt lấy nó và phản xạ này sẽ biến mất khi trẻ lớn.

2. Giai đoạn 1 -3 tháng tuổi

Xúc giác
Xúc giác là giác quan phát triển từ rất sớm, ngay từ những tháng đầu đời của trẻ
Khi được 1 tháng tuổi, tay của trẻ hầu như đều khép lại. Khi ngón tay mở, bé sẽ dùng nó để cấm lấy tay của bố hoặc mẹ nếu được chạm vào lòng bàn tay.
Trẻ sơ sinh rất thích cảm giác được chạm vào cắm của bố mẹ. Có thể nói đây là phản ứng để trẻ kết nối với bố mẹ.
Sang giai đoạn 2-3 tháng tuổi, trẻ sơ sinh bắt đầu có khả năng phân biệt được những đồ vật cứng và mềm. Trẻ cảm thấy thích thú khi được cầm nắm đồ vật trên tay.

3. Giai đoạn 4-5 tháng tuổi

Những khối cơ của trẻ bắt đầu phát triển ở giai đoạn 4 tháng tuổi, đặc biệt là cánh tay và bàn tay. Nhờ đó mà trẻ có thể thực hiện những hành động vươn tay để chạm vào đồ vật xung quanh.
Khi sang giai đoạn 5 tháng tuổi, trẻ bắt đầu cầm, nắm các đồ vật bằng cả 2 tay nhưng vẫn phải dùng đến miệng để cảm nhận được chúng. Điều này giúp trẻ hình thành cảm xúc rõ ràng với việc đi tắm, phân biệt được nóng, lạnh.

4. Giai đoạn 6-8 tháng tuổi

Trẻ rất thích sờ nắm mọi vật xung quanh
Xúc giác của trẻ tiếp tục hoàn thiện khi được 6 tháng tuổi. Lúc này, trẻ học cách vươn tay, cầm nắm đồ vật bằng cả hai tay và có thể chuyền từ tay này sang tay khác. Đây cũng là thời điểm trẻ thích những món đồ chơi có thể chạm và tương tác. Vì thế, bố mẹ nên phát triển xúc giác của trẻ bằng cách giới thiệu các đồ vật phát ra âm thanh khi bé chạm vào.
Giai đoạn 7-8 tháng tuổi, khả năng nhận thực về không gian của trẻ nhỏ đang phát triển. Khi kết hợp với xúc giác, trẻ có thể cảm nhận được vật phẳng, vật đa chiều. Lúc này, trẻ có giảm giác thích thú khi được chạm vào những đồ vật có bộ phận xoay, tay cầm…
Đây cũng là giai đoạn bé tập bò. Vậy nên bố mẹ hãy tạo điều kiện cho bé tiếp xúc các đồ vật nhiều hơn để tăng cường khả năng khám phá của trẻ.

5. Giai đoạn 9 đến 12 tháng tuổi

Đến giai đoạn trẻ 9-10 tuổi, sự phát triển xúc giác là gì? Lúc này, trẻ bắt đầu di chuyển nhiều hơn để tìm tòi, khám phá những đồ vật mới để chạm vào. Giai đoạn này, trẻ vẫn dùng miệng để cảm nhận và tìm hiểu đồ vật.
Trẻ sẽ nhặt đồ vật và cho chúng vào hộp. Vì thế, bố mẹ nên mua những đồ chơi nhiều màu sắc hoặc có thể chuyển động nhưng an toàn để trẻ khám phá.
Khi được 1 tuổi, trẻ sẽ khám phá những đồ vật đa dạng, có tính chất khác nhau như cứng, mềm, ướt, dính, lạnh… Giai đoạn này, trẻ sẽ không dùng miệng để cảm nhận nữa mà thay vào đó là dùng tay để sờ và cảm nhận.
Như vậy có thể thấy, xúc giác của con người được hình thành ngay từ những tháng đầu đời trong bụng mẹ và dần được cảm nhận thông qua những năm tháng đầu của giai đoạn sơ sinh.
Hy vọng qua những thông tin trên đây bạn đã biết được xúc giác là gì và những kiến thức hữu ích về giác quan này. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hữu ích về cuộc sống nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết.